Cũng như Việt Nam và một số nước đón Tết Nguyên Đán, ở Hàn Quốc cũng có rất nhiều món ăn truyền thống hấp dẫn không thể thiếu trong dịp năm mới.
Miến trộn Hàn Quốc (japchae)
Mỗi khi nhắc đến ẩm thực Hàn Quốc, hầu hết ai nấy đều nghĩ đến món cơm trộn, gimbap hay tobokki cay cay ngọt ngọt, nhưng có một món ăn mà cả người dân Hàn Quốc lẫn du khách đều yêu thích khi lần đầu nếm thử, đó chính là món miến trộn Japchae nổi tiếng. Và đặc biệt, trong những ngày lễ hội hoặc năm mới, người dân Hàn japchae luôn có trên bàn ăn của người Hàn Quốc.

Trong những ngày lễ hội hoặc năm mới, người dân Hàn japchae luôn có trên bàn ăn của người Hàn Quốc. Ảnh: pinterest
Thoạt nhìn, món ăn này khá giống với miến trộn ở Việt Nam nhưng bản thân món miến trộn Hàn vẫn có vài thành phần đặc trưng tạo nên nét riêng biệt với nguyên liệu chính miến hàn được làm hoàn toàn từ tinh bột khoai lang cùng với các loại rau theo mùa (thường là cà rốt thái lát mỏng, hành tây, rau bina, và nấm), thịt bò và dầu mè. Tất cả kết hợp với nhau tạo nên một món ăn rất đẹp mắt hấp dẫn mọi thực khách gần xa.
Ngày nay, miến Japchae đã trở thành món ăn đón năm mới truyền thống, đặc biệt tiếp đãi khách của tất cả các gia đình xứ Hàn. Bên cạnh đó, đây cũng là món ăn khá phổ biến nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng mở nhiều cửa hàng lớn nhỏ của đất nước này. Hoặc nếu không bạn vẫn có thể tự chế biến ở nhà vì cách chế biến khá đơn lại nhanh gọn.
Sườn om (galbi jjim hay kalbi jjim)
Sườn om là món ăn xuất hiện trong các bữa ăn của người Hàn vào những ngày Tết hoặc những dịp lễ quan trọng bởi giá của sườn nướng rất đắt mà nguyên liệu chính của món ăn lại là sườn bò hoặc heo.

Theo quan niệm của người Hàn thì món ăn này tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng và may mắn. Ảnh: Zing
Bên cạnh đó, theo quan niệm của người Hàn thì món ăn này tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng và may mắn. Sau khi được chặt thành từng khúc nhỏ thì họ sẽ đem chúng ướp với nước tương, dầu vừng, tiêu và đường, và cuối cùng là hầm trong một khoảng thời gian nhất định, tới khi thịt mềm và dậy mùi thơm là có thể mang ra để thưởng thức.
Bánh trà dasik
Dasik là một trong các loại bánh quy vô cùng phổ biến tại Hàn và luôn có mặt trong những buổi tiệc hay tiếp đãi khách. Món bánh này đã xuất hiện từ khá lâu vào thế kỷ 17, khi ấy hoàng gia Hàn Quốc thường thiết đãi những chiếc bánh dasik với trà như một món ăn cho năm mới và đến nay nó đã trở thành một tục lệ không thể thiếu. Khác với bánh quy thông thường, dasik không cần nướng mà thành phần chính của bánh cũng là một sự kết hợp độc đáo từ bột hạt rang khô, dược thảo phương Đông, phấn hoa và mật ong.

Dasik là một trong các loại bánh quy vô cùng phổ biến tại Hàn và luôn có mặt trong những buổi tiệc hay tiếp đãi khách. Ảnh: twitter
Bạn có thể tạo ra màu sắc khác nhau cho bánh bằng cách sử dụng hạt mè đen, trắng hoặc bột trà xanh. Sau khi nhào nặn, bột được ép vào khuôn với nhiều hình dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất là hình hoa lá, chim hoặc hán tự tạo nên hình thức hấp dẫn và xinh xắn. Món ăn đón năm mới tại Hàn Quốc này đặc biệt tốt cho sức khỏe và phải dùng chung với một tách trà mới đem lại vị ngon đúng điệu.
Bánh cá chiên (saengsun jeon) và bánh tôm chiên (saewoo jeon)
Bánh cá và bánh tôm này là một trong những món ăn rất phổ biến ở Hàn Quốc, chúng dường như luôn có mặt trong các bữa tối truyền thống của Hàn Quốc, đặc biệt vào các ngày lễ hội và năm mới. Saengsun jeon thường được làm từ các loại cá thịt trắng như cá tuyết, cá minh thái... còn Saewoo jeon sẽ sử dụng tôm nguyên con sau đó nhúng vào bột chiên và trứng để chiên đến khi miếng bánh chín vàng. Người ta có thể chế biến sẵn cả 2 món bánh và giữ ấm trong lò hoặc ở nhiệt độ bình thường cho đến khi ăn mềm rất tiện lợi để phục vụ trong những bữa tiệc.

Bánh cá và bánh tôm này là một trong những món ăn rất phổ biến ở Hàn Quốc. Ảnh: koreanbapsang
Bánh gạo ngọt (yaksik)
Bánh gạo yaksik là một loại bánh ngọt, có thành phần chính gồm gạo nếp cùng các loại trái cây sấy khô (như táo tàu, nho khô, nam việt quất…) và các loại hạt (hạt dẻ, hạt thông, hạt óc chó, hồ đào, hạt hướng dương…). Ngoài ra, người Hàn còn cho thêm nước tương, mật ong/đường nâu, dầu vừng (dầu mè) và bột quế để giúp bánh mềm, dính cũng như thêm hương vị cho bánh gạo yaksik và đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Món bánh gạo yaksik đã ra đời từ khoảng 1.500 năm trước, nó đại diện cho sự liên kết giữa con người và các loài vật. Ảnh: goingo
Món bánh gạo yaksik đã ra đời từ khoảng 1.500 năm trước, nó đại diện cho sự liên kết giữa con người và các loài vật, do bánh gạo yaksik ban đầu được chế biến cho một con quạ đã có công cứu sống đức vua Soji – vị vua thứ 21 của triều đại Silla đi vi hành vào ngày Rằm tháng Giêng. Từ đó về sau, ngày Rằm tháng Giêng trở thành ngày mọi người nhớ tới các loài động vật vì chúng đã có công cứu sống đức vua. Vua Soji cũng đã yêu cầu người dân tạo ra một nghi thức, chế biến món bánh gạo yaksik làm từ gạo nếp, hạt dẻ và táo tàu – các loại thực phẩm yêu thích của loài chim trong các dịp lễ, Tết truyền thống. Đặc biệt, đây cũng là một món bánh rất tốt cho sức khỏe
Nước gừng quế (sujeonggwa)
Trong những loại thức uống tráng miệng quen thuộc được yêu thích ở Hàn Quốc, không thể không kể đến sujeonggwa. Đây là loại đồ uống được chế biến từ gừng, quế cùng với mật ong, đường nâu và quả hồng khô. Sự ấm áp ngọt ngào của quế và vị cay của gừng kết hợp với nhau một cách độc đáo đã tạo nên thức uống nhẹ nhàng, tốt cho tiêu hóa. Bên cạnh đó, Sujeonggwa mang đến cho người thưởng thức một hương vị rất đặc biệt – hương vị của mùa thu. Mỗi tách sujeonggwa đều được rải những hạt thông nhỏ trang trí xung quanh càng khiến cho chúng trở nên hấp dẫn hơn. Thức uống tráng miệng này khá dễ làm và có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy theo sở thích của mỗi người.

Trong những loại thức uống tráng miệng quen thuộc được yêu thích ở Hàn Quốc, không thể không kể đến sujeonggwa. Ảnh: baomoi
Bánh ngọt mật ong (yakgwa hay yakwa)
Yakgwa hay còn gọi là bánh ngọt mật ong, là một món ăn truyền thống Triều Tiên thường được sử dụng trong các nghi lễ như Trung Thu hoặc nghi lễ Phật Giáo, lễ cưới của hoàng gia và đặc biệt không thể thiếu trong những ngày tết.

Yakgwa hay còn gọi là bánh ngọt mật ong, là một món ăn truyền thống thường được sử dụng trong các nghi lễ đặc biệt. Ảnh: pinterest
Yakgwa được làm chủ yếu từ mật ong, dầu mè, bột mì và rượu nguyên chất. Sau khi nhào kĩ, bột được cho ép vào khuôn có sẵn hoặc cán mỏng rồi cắt thành từng miếng vuông để tạo ra hình một loại hoa. Sau đó bánh được chiên lên ở nhiệt độ thấp và được ngâm trong mật ong, cuối cùng khi thành phẩm sẽ được phủ một lớp bột quế lên trên để tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn.
Minh Nguyên
Theo Báo Thể Thao Việt Nam